Truyền thông bất động sản là làm gì? xu hướng cho năm 2022
Định nghĩa truyền thông
Khái niệm truyền thông được hiểu chính là quá trình trao đổi và tương tác các thông tin giữa hai người hoặc nhiều người với nhau để tăng sự hiểu biết, nhận thức. Hoặc có thể hiểu truyền thông chính là những sản phẩm do chính con người tạo ra là động thực thúc đẩy sự phát triển của xác hội.
Hiểu một cách sắc vở thì truyền thông chính là quá trình trao đổi cảm xúc, thái độ hay ngôn ngữ bằng cách truyền đạt thông tin. Truyền thông đơn giản như một quá trình áp dụng ngôn ngữ, chữ viết, hình ảnh tạo ra nhiều màu sắc tác động trực tiếp tới tư duy của đối tượng hướng tới.Quá trình truyền thông bao gồm các yếu tố cơ bản gì?
- Nguồn: Một trong những yếu tố mang đến nguồn thông tin, nội dung để khởi xướng cho quá trình hình thành truyền thông
- Thông điệp: Đây là một trong những nội dung trao đổi nguồn để truyền đạt đến người tiếp nhận
- Kênh truyền thông: Đây chính là phương tiện, cách thức và con đường để truyền tải thông điệp từ nguồn đến người tiếp nhận
- Người tiếp nhận: Xác định rõ đối tượng tiếp nhận thông tin, thông điệp khi truyền tải thông tin
- Phản hồi: Đây chính hành động của người tiếp nhận thông tin, thông điệp phản hồi ý kiến bằng chính phát ngôn của cá nhân
- Nhiễu: Đây là một trong những yếu tố làm loãng thông tin trong quá trình truyền thông
Các phương tiện truyền thông cơ bản hiện nay
Ngoài việc hiểu rõ khái niệm truyền thông là gì thì hiện nay phương tiện truyền thông có rất đa dạng để thực hiện công tác marketing đến gần với khách hàng bao gồm như: báo chí, website, truyền hình, phát thanh,… Đứng đầu phương tiện truyền thông hiện nay thông qua mạng Internet đặc biệt là truyền thông xã hội (Social Media), cụ thể như: Yahoo, Twitter, Facebook,…Theo như thống kê thì mạng xã hội chiếm tới hơn 40% số lượng người tham gia sử dụng phương tiện này
Phương tiện truyền thông truyền hình là phương tiện truyền thông nắm vai trò quan trọng. Trong đó, báo chí chính là phương tiện truyền thông phổ biến hiện nay bên cạnh đó còn có một số phương tiện khác như: phát thanh, băng đĩa, sách, điện ảnh, quảng cáo,…
2. Các yếu tố cơ bản của truyền thông:
+ Nguồn: là yếu tố mang thông tin khởi xướng và tiềm năng khi bắt đầu quá trình truyền thông.
+ Nội dung: Chính là thông điệp mà truyền thông muốn truyền tải tới mọi người.
+ Kênh truyền thông: Có thẻ sử dụng các phương tiện, cách thức khác nhau tùy vào thời điểm hay nhu cầu sử dụng.
+ Người nhận: Là những cá nhân hay tổ chức sẽ tiếp nhận thông điệp.
+ Phản hồi: Là ý kiến, thông tin ngược từ người nhận chuyển về.
+ Nhiễu: Một số thồn tin có thể bị sai lệch trong quá trình lan truyền thông điệp.
3. Sức mạnh của truyền thông.
Ngày nay ngành truyền thông có rất nhiều lợi ích hỗ trợ con người phát triển. Truyền thông có sức mạnh vô cùng lớn, nó lan tỏa trong cộng đồng rất nhanh chóng. Ngành truyền thông ảnh hưởng lên mọi mặt của đời sống. Từ khái niệm truyền thông bạn cũng thấy rằng chính nhờ truyền thông mà con người được gắn kết với nhau, tất cả mọi người trên thế giới thông qua facebook, tivi, báo chí,… có thể gắn kết với nhau và tạo ra một vòng kết nối bền chặt và sâu rộng.
Ngành truyền thông ảnh hường vô cùng lớn đối với nhà nước. Nhờ truyền thông nhà nước có thể đưa ra các chính sách kinh tế, văn hóa xã hội, luật pháp tiếp cận đến người dân nhanh nhất. Dựa vào truyền thông nhà nước có thể tuyên truyền, đưa ra các thăm dò ý kiến của dư luận để cải thiện bộ máy cũng như chính sách mở rộng phát triển đất nước. Nhờ ngành truyền thông nhà nước nhận được sự đồng thuận cao của dân chúng.
Truyền thông có sức mạnh to lớn trong việc cung cấp thông tin đời sống, pháp luật, mang toàn bộ tri thức trên thế giới cho toàn dân. Phương tiện truyền thông giúp tất cả mọi người có thể giải trí, học tập cách sống điều tốt đẹp của các dân tộc trên thế giới. Truyền thông là tiếng nói, là phương tiện bảo vệ quyền lợi chính đáng của người dân.
Ngoài phục vụ nhu cầu đời sống của con người, truyền thông còn hỗ trợ cho doanh nghiệp quảng bá thương hiệu thu hút người tiêu dùng biết và sử dụng sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp. Truyền thông là công cụ hiệu quả để các nhà lãnh đạo tận dụng để phát triển doanh nghiệp đồng thời góp phần phát triển nền kinh tế quốc gia.
Qua khái niệm truyền thông bạn cũng nắm được khả năng đưa thông tin vào công đồng xã hội của truyền thông là rất lớn. Vì vậy, bản thân là một người sử dụng thông tin bạn cần chắt lọc thông tin và tận dụng nguồn thông tin để nâng cao kiến thức cho bản thân. Ngành truyền thông có hai mặt, vì vậy, cần phát huy mặt tốt của nó để phát triển xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.
4. Cách lập kế hoạch truyền thông hiệu quả qua 9 bước cơ bản:
Bước 1: Xác định mục tiêu dự án cụ thể.
Trước khi bắt đầu làm dự án nào, chúng ta cần phải đặt cho mình mục tiêu cụ thể để sau một thời gian xác định có thể đo xem mục tiêu mà mình đặt ra ban đầu có thực hiện được hay không. Có được mục tiêu dự án thì mới có thể đặt ra được mục tiêu để truyền thông. Đây là bước đầu tiên cơ bản nhưng quan trọng để có thể đạt được hiệu quả truyền thông cho các dự án và hoạt động của mình.
Bước 2: Mục tiêu truyền thông:
Mục tiêu truyền thông của các dự án, các hoạt động xã hội có đặc điểm là phải cụ thể để đo lường được và mục tiêu đó phải được đặt trong một khoảng thời gian hữu hạn.
Bước 3: Công chúng mục tiêu:
Xác định công chúng mục tiêu cho hoạt động truyền thông là bước quan trọng, nếu công chúng mục tiêu quá rộng cần phải chia họ ra thành nhiều nhóm khác nhau để lập kế hoạch truyền thông cho từng nhóm riêng, Nếu để chung công chúng mục tiêu thì rất khó thực hiện kế hoạch truyền thông bởi mối quan tâm của từng nhóm công chúng là khác nhau. Sau khi chia ra các nhóm công chúng mục tiêu, nhóm nào dễ tác động chúng ta sẽ thực hiện truyền thông trước.
Bước 4: Thông điệp truyền thông:
“Hãy bỏ ra 80% thời gian, công sức, trí lực của bạn vào việc thiết kế ra các thông điệp truyền thông”. Thông điệp truyền thông là cái mà bạn muốn nói và phải nói khi thực hiện kế hoạch truyền thông. Mỗi thông điệp làm ra phải “thúc đẩy hành động” bằng cách giúp công chúng trả lời câu hỏi : Tại sao tôi phải mua/tin/quan tâm…. Câu thông điệp cần ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, và chú ý thông điệp không phải là slogan. Khi xác định thông điệp truyền thông, cần xuất phát từ việc người ta quan tâm cái gì, người ta cần gì để nói cái đó và đưa đến cái đó nhằm thỏa mãn sự quan tâm của công chúng mục tiêu. Khi sự quan tâm của công chúng mục tiêu nằm ngoài khả năng đáp ứng của mình thì không nên tiếp cận bởi lúc đó chúng ta đã chọn sai công chúng mục tiêu.
Bước 5: Chiến lược:
Đó là cách kể câu chuyện đó ra ngoài, cần có cách kể chuyện hấp dẫn, thu hút. 16 concept truyền thông bất biến đó là :
Sex | Chuyện lạ | Gây tranh cãi | Ma |
UFO | Tài sản lớn | Người nổi tiếng | Con kiến kiện thắng củ khoai |
Bật mí bí mật | Đeo bám | Cảm động | Hữu dụng, có ích |
Phi thường | Kì quặc, ngớ ngẩn | Giải thưởng | Cuộc thi |
Bước 6: Chiến thuật:
Là cách kéo dài, nói lại nhiều lần. Phải tạo được ấn tượng ban đầu tốt thì sau đó mới thu hút được sự quan tâm chú ý của công chúng về sau.
Bước 7: Chọn kênh và thiết kế vật phẩm:
Cần chọn kênh truyền thông nào mà chúng ta có công chúng mục tiêu ở đó và tùy thuộc vào việc công chúng mục tiêu của chúng ta ở đâu. Có rất nhiều kênh truyền thông, mỗi kênh ta chỉ cần chọn ra 1 cái đại diện. Đối với việc thiết kế vật phẩm tùy thuộc vào kênh mà chúng ta lựa chọn, ví dụ báo chí có các bài báo, những kênh ảnh có những bức ảnh, mạng xã hội có thể đưa những clip, radio…
Bước 8: Lập kế hoạch truyền thông và ngân sách:
Cần mô tả rõ vật phẩm nào sẽ được ra vào thời điểm nào và hết bao nhiêu tiền, nên áp dụng cách gây tranh cãi và đá qua đá lại để tạo “nghị luận truyền thông”. Dự phòng và xử lí khủng hoảng, khi dự phòng cần có kinh nghiệm và trải nghiệm; xử lí khủng hoảng cần có kĩ năng.
Bước 9: Đo lường và báo cáo:
Bước cuối cùng của kế hoạch truyền thông nhằm đo mục tiêu mà chúng ta đã đặt ra, rút kinh nghiệm cho những lần sau. Với một không gian mở, các bạn trẻ đến với buổi hội thảo không chỉ nhận được những chia sẻ kinh nghiệm của khách mời mà còn có cơ hội đặt ra những câu hỏi và được giải đáp thắc mắc ngay tại hội trường. Những chia sẻ của diễn giản Blogger Nguyễn Ngọc Long thật sự là những kinh nghiệm hữu ích cho các bạn trẻ đã đang và sẽ tham gia các hoạt động xã hội.
5. Phương tiện truyền thông phổ biến hiện tại:
Có rất nhiều phương thức truyền thông, để những người làm marketing tiếp cận khách hàng như: Truyền hình, radio, báo trí, trang web, bán hàng online…..
Internet đứng đầu ở phương tiện truyền thông, đặc biệt là mạng xã hội như: youtube, facebook, Twitter… theo thông số thống kê mà tôi biết được thì có khoảng 45,6% người. họ cho biết là sử dụng mạng internet là phương tiện truyền thông.
Sóng truyền hình cũng là phương tiện truyền thông tuyệt vời, báo chí cũng là phương tiện truyền thông phổ biến hiện nay. Bên cạnh đó còn có rất nhiều phương tiện truyền thông nữa như là: sách, báo, băng đĩa, quảng cáo…
Mong rằng sau bài viết này có thể giúp các bạn hiểu rõ hơn về truyền thông, cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết này.
Truyền thông bất động sản, cần đúng và đủ
Bất động sản phủ sóng truyền thông
Có thể nói, cùng với ngành hàng tiêu dùng, bất động sản là một trong những ngành được truyền thông nhiều nhất trong thời điểm hiện nay.
Chưa có số liệu thống kê cụ thể mỗi năm các doanh nghiệp bất động sản dành bao nhiêu kinh phí cho hoạt động quảng bá, truyền thông, nhưng nhìn tần suất dày đặc các dự án bất động sản được giới thiệu, quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng có thể thấy được phần nào mức độ quan tâm của các chủ đầu tư tới vấn đề truyền thông. Ngoài các kênh chính thức, với sự phát triển của internet và mạng xã hội, doanh nghiệp địa ốc còn đẩy mạnh thông tin dự án qua nhiều kênh khác dựa trên nền tảng internet, nhằm tạo sức lan tỏa của thông tin tới người tiêu dùng.
Nghiên cứu gần đây của Vietnam Report cho thấy, trong lĩnh vực bất động sản, các doanh nghiệp có sự đầu tư kỹ lưỡng về mặt hình ảnh trên truyền thông thuộc về nhóm chủ đầu tư với một số tên tuổi nổi bật như Vingroup, Novaland, Nam Long, CEO Group, Him Lam, Hải Phát Invest, Phú Long, MIK Group, HDMon..., hay các nhà thầu xây dựng lớn như Coteccons, Hòa Bình Corp...
Sự xuất hiện trên truyền thông với những thông tin tích cực góp phần không nhỏ vào việc tạo lập sự tự tin cho doanh nghiệp và niềm tin nơi khách hàng. Nhờ đó, uy tín thương hiệu của doanh nghiệp ngày càng được nâng cao, qua đó góp phần gia tăng hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp. Ngoài quảng cáo bằng hình ảnh, thông tin của doanh nghiệp ngành này, cũng như dự án mà họ triển khai còn xuất hiện thường xuyên trên các chuyên mục, các bài báo ở nhiều góc độ.
Số liệu thống kê của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam cho thấy, trong 3 năm vừa qua, thị trường có bước tăng trưởng nhảy vọt về nguồn cung, cũng như lượng giao dịch thành công với hàng trăm nghìn sản phẩm được giao dịch, trải đều trên các phân khúc khác nhau, từ căn hộ cao cấp, đất nền, cho đến bất động sản nghỉ dưỡng và văn phòng cho thuê.
Trong số sản phẩm được giao dịch thành công đó, có sự đóng góp lớn từ các dự án được có độ phủ mạnh về truyền thông hoặc gắn với tên tuổi của các chủ đầu tư uy tín nêu trên.
Chỉ tính riêng trong năm 2017, theo ước tính của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, có khoảng 21.000 giao dịch thành công tại Hà Nội và hơn 41.000 giao dịch tại TP.HCM. Trong 6 tháng đầu năm 2018, có khoảng gần 12.000 giao dịch thành công tại Hà Nội và khoảng 17.000 giao dịch thành công tại TP.HCM. Trong đó, các dự án có thanh khoản cao đa số đều gắn với tên tuổi của các chủ đầu tư có uy tín về mặt truyền thông trên thị trường.
Xu hướng truyền thông bắt đầu thay đổi
Nhận thấy lợi ích mang lại của việc phủ sóng truyền thông, trong khoảng 1 - 2 năm trở lại đây, rất nhiều đơn vị, thậm chí là cá nhân các nhân viên môi giới cũng không tiếc tiền cho việc truyền thông dự án nhằm mục đích bán được hàng. Tuy nhiên, tại một số dự án, do PR quá đà về chất lượng, dịch vụ, khi cư dân về ở, nhận thấy chất lượng công trình và dịch vụ dự án không như kỳ vọng, đã gây ra nhiều vụ tranh chấp chung cư, làm mất niềm tin của khách hàng vào những lời quảng cáo.
Còn nếu khách hàng vì tác động từ những thông tin quảng cáo quyết định mua nhà tại dự án đó, nhưng khi về ở, nhận thấy chất lượng, dịch vụ, tiện ích của dự án không như quảng cáo, sẽ phát sinh tranh chấp. Khi đó, uy tín của chủ đầu tư sẽ giảm đi trong mắt khách hàng, ảnh hưởng xấu tới các dự án sau, như trường hợp xảy ra tại các dự án Hồ Gươm Plaza, Huyndai Hillstate...
Chia sẻ với phóng viên Báo Đầu tư Bất động sản, trưởng phòng kinh doanh của một sàn giao dịch bất động sản trên đường Nguyễn Ngọc Vũ (quận Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết, sau hàng loạt vụ tranh chấp, nhất là sau sự cố về cháy chung cư xảy ra cuối quý I/2018, xu hướng truyền thông trên thị trường bất động sản đã bắt đầu có sự thay đổi. Các sự cố này khiến tâm lý của khách hàng có sự dao động với công tác truyền thông, ngay kể cả đối với các đơn vị có sự chủ động về truyền thông chuyên nghiệp.
Theo ông Trịnh Nguyễn Tuấn Anh, sáng lập Cộng đồng King Broker, vào thời điểm hiện tại, việc đẩy mạnh thương hiệu dự án bằng các chiến lược marketing là chuyện thực sự không dễ dàng. Làm sao để tìm đúng khách hàng trong phân khúc mình nhắm tới? Làm sao để tiếp cận và truyền tải đúng thông điệp đến họ? Làm sao để họ ra quyết định mua? Đó là những câu hỏi mà chủ đầu tư, cũng đơn vị thực hiện chương trình marketing cần phải trả lời.
Theo đó, uy tín sẽ là bài toán bức thiết đối với các doanh nghiệp bất động sản trong thời gian tới. Việc chạy theo xu thế truyền thông, marketing hiện đại của các chủ đầu tư dự án bất động sản, hay doanh nghiệp phân phối là điều đáng khích lệ, nhưng rõ ràng, truyền thông sao cho đúng và đủ hiện nay là không hề dễ dàng.
Thêm vào đó, theo ông Tuấn Anh, ngành bất động sản, xây dựng, vật liệu xây dựng trong giai đoạn tới sẽ là ngành gắn liền với công nghệ 4.0, nên sự tác động của công nghệ cũng sẽ dần thay đổi hoạt động kinh doanh của ngành này. Do đó, doanh nghiệp bất động sản hiện nay phải trở nên "đa năng" hơn, hiện đại hơn trong việc xây dựng uy tín của doanh nghiệp trên truyền thông.
Trong đó, theo khảo sát của King Broker, hai yếu tố quyết định đến việc xây dựng uy tín của doanh nghiệp trên truyền thông là doanh nghiệp liên tục nghiên cứu, phát triển các sản phẩm mới cho nhiều đối tượng khách hàng khác nhau và xuất hiện những đánh giá tích cực về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Ở góc độ doanh nghiệp, chất lượng công trình, năng lực tài chính, tầm nhìn thương hiệu dài hạn là 3 mục tiêu doanh nghiệp đánh giá là quan trọng nhằm giữ vững vị thế và nâng cao uy tín.
Khi yêu cầu của khách hàng ngày càng cao, thông tin công bố trên thị trường ngày càng minh bạch và có tính thời sự, các chủ đầu tư và nhà phân phối sẽ ngày càng phải quan tâm đến sự bền vững và lâu dài của các dự án, công trình xây dựng.
“Dưới áp lực cạnh tranh gia tăng cả trong nước lẫn quốc tế, trong thời gian tới, các doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả sẽ dần bị loại bỏ. Để có thể trụ vững trên thị trường, các chủ đầu tư bắt buộc phải chứng minh năng lực thực sự, các nhà thầu xây dựng cũng cần liên tục cải thiện chất lượng, đẩy mạnh tính chuyên nghiệp trong các dự án, công trình”, ông Tuấn Anh nói.
Về góc độ những người làm công tác truyền thông, ông Tuấn Anh nhấn mạnh, cần phải hiểu mong muốn của chủ doanh nghiệp, phải xem xét lại từ việc định vị sản phẩm, định giá bán, làm các chương trình phân phối, tiếp thị và nhất là phải có chiến lược rõ ràng.
Bên cạnh đó, người làm truyền thông phải được đào tạo bài bản về cách làm truyền thông chuyên nghiệp. Mặt khác, phải hiểu rõ nguồn lực của công ty, quy mô, ngân sách để có khả năng làm được câu chuyện truyền thông mà mình mong muốn hay không và phải hiểu sảm phẩm để định ra chiến lược cụ thể.
Xu hướng truyền thông Bất Động Sản năm 2021
1. Livestream bán hàng bất động sản
Trong những năm gần đây, người dân Việt Nam đã quen thuộc với hình thức livestream bán hàng nhiều loại sản phẩm khác nhau. Và trong năm 2020, livestream để bán dự án bất động sản đã trở thành một trong những phương thức tiếp thị được nhiều chủ đầu tư và các đơn vị môi giới sử dụng.
Một ví dụ không thể không kể đến đó là kỷ lục “chốt đơn” của Vinhomes khi ra mắt và mở bán dự án Vinhomes Ocean Park. Vào tháng 5/2020, Vinhomes đã tổ chức mở bán dự án theo hình thức livestream và đặt hàng trực tiếp trên website online.vinhomes.vn. Sự kiện đã xác lập kỷ lục giao dịch tại công ty khi hai tòa căn hộ S1.08 và S1.07 tại Vinhomes Ocean Park (Gia Lâm, Hà Nội) lần lượt bán hết 50% và hơn 60% số lượng căn mỗi tòa trong 60 phút mở bán. Tỷ lệ tương tác trực tuyến đạt tới 500.000 lượt trên các nền tảng.
Video livestream sự kiện mở bán tòa S1.08 và S1.07 của dự án Vinhomes Ocean Park đã ghi nhận hơn 500.000 tương tác.
Khác với đối thủ Vinhomes, hoạt động livestream của Cenhomes không mang mục đích bán trực tiếp dự án, mà tập trung vào hoạt động cung cấp thông tin cho khách hàng quan tâm đến dự án và thị trường bất động sản. Theo đó, Cenhomes đã thực hiện 1-2 video livestream mỗi tuần dưới hình thức toạ đàm với sự tham gia của các giám đốc dự án và các cán bộ tại Cenhomes. Những video livestream này đã nhận được sự quan tâm từ đông đảo các nhà đầu tư bất động sản, với lượng tương tác đều đặn, trung bình từ 7.000 - 8.000 lượt tương tác.
Ngoài hai ông lớn Vinhomes và Cenhomes, các sàn giao dịch bất động sản lớn cũng nhanh nhạy chuyển sang phương thức bán hàng online thông qua: Mở các buổi livestream, hội thảo giới thiệu dự án, cơ hội đầu tư trực tuyến trên website để tìm kiếm khách hàng, giúp gia tăng trải nghiệm của khách hàng với thương hiệu chủ đầu tư.
Các video livestream của Cenhomes diễn ra hàng tuần với lượng tương tác trung bình từ 7.000 - 8.000 tương tác (bao gồm lượt view, like, share và comment).
2. Sàn thương mại điện tử bất động sản qua website
Vinhomes đã ra mắt sàn thương mại điện tử bất động sản Vinhomes Online với phương châm “Stay home – Buy home”, kết nối trực tiếp giữa chủ đầu tư và khách hàng thông qua máy tính hoặc điện thoại. Trên nền tảng tích hợp đa phương tiện, khách hàng có thể thực hiện toàn bộ quá trình mua nhà từ xa, từ việc tìm thông tin dự án, vị trí, quy hoạch, tiếp cận tài liệu bán hàng đến tư vấn, hỗ trợ, thậm chí là đặt mua, thanh toán hoàn tất giao dịch.
Nền tảng Cenhomes.vn cũng có xu hướng tiến tới hình thức giao dịch online bất động sản giống Vinhomes Online. Ra mắt từ năm 2019, website Cenhomes Online đã ghi nhận 250.000 lượt truy cập/tháng từ cách khách mua bán, thuê và cho thuê bất động sản, với tổng lượng giao dịch online năm 2020 là 2094 giao dịch.
Nhiều dự án trên sàn thương mại điện tử Cenhomes đều có tính năng “Xem 3D”
Ngoài các sàn thương mại điện tử bất động sản từ các chủ đầu tư, các công ty proptech cũng vào cuộc. Điển hình trong đó là RETI, website được giới thiệu về tính năng đột phá, đó là khả năng “Check căn trực tuyến theo thời gian thực” và “Giữ chỗ - đặt mua ngay tức thì”. Theo lãnh đạo của RETI, đây là hai tính năng sẽ đảm bảo cho toàn bộ quá trình giao dịch luôn tuyệt đối minh bạch. Người dùng có thể tự mình kiểm tra xem ở ngay thời điểm hiện tại, căn nhà mình muốn mua còn hay hết, đã có người đặt chỗ chưa, còn bao nhiêu căn có thể mua,.. từ đó có thể tiến bước trực tiếp giữ chỗ ngay trên trang web.
Việc mua nhà online đem lại những hiệu quả kinh tế đáng kể, giúp cho các bên tham gia vào thương vụ tiết kiệm được thời gian cũng như tối ưu chi phí. Đây là một hình thức đã diễn ra từ lâu tại Mỹ và các nước phát triển trên thế giới, và dự đoán sẽ tiếp tục phát triển trong tương lai để đáp ứng nhu cầu giao dịch online của người Việt Nam.
Trang web RETI cho phép khách hàng tự tra khảo xem loại nhà mình muốn trong dự án còn hay không, từ đó khách hàng có thể tiến bước trực tiếp giữ chỗ ngay trên trang web.
3. Ứng dụng bất động sản
Khi đại dịch bùng phát, các ứng dụng kinh doanh bất động sản đang trở thành phương thức kinh doanh chính của nhiều doanh nghiệp bất động sản, thay thế cho cách mở bán, gặp gỡ khách hàng thông thường.
Đầu tiên phải kể đến là CenGroup, doanh nghiệp dường như đang thắng đậm khi ứng dụng bán hàng trực tuyến trên nền tảng Cenhomes đã đưa vào hoạt động từ 2 năm nay đang cho thấy hiệu quả rõ rệt trong mùa dịch. Hiện có đến 90% các giao dịch thành công của CenGroup được thực hiện qua kênh bán hàng này.
Ứng dụng nền tảng công nghệ BĐS CenHomes 2.0 bổ sung tính năng tra cứu giá nhà miễn phí.
Tiếp bước Cenhomes, Sunshine Group cũng đang đẩy mạnh hoạt động bán hàng, đầu tư bất động sản thông qua ứng dụng bán hàng trực tuyến Sunshine App - một ứng dụng Fintech tích hợp đồng bộ nhiều tính năng trên nền tảng công nghệ.
Vinhomes cũng đã ra mắt ứng dụng Vinhomes Ocean Park dành riêng cho khách hàng quan tâm đến dự án này, tạo cơ hội cho khách hàng tương tác trực tiếp với dự án thông qua hệ thống tour VR chân thực.
Nhiều ông lớn bất động sản như Hưng Thịnh, Novaland, DKRA, Phú Đông Group đã bắt đầu triển khai công nghệ bán hàng online cho nhân viên và xem đó là kim chỉ nam trong mùa dịch.
Ứng dụng Vinhomes Ocean Park giúp khách hàng tương tác trực tiếp với dự án thông qua hệ thống tour dự án sử dụng công nghệ thực tế ảo 3D.
4. Tiktok
Tại Việt Nam, Tik Tok vốn được biết đến như một mạng xã hội dành phổ biến cho độ tuổi từ 13-27. Tuy nhiên, trên thế giới, nhiều môi giới bất động sản đã tận dụng thời cơ từ mạng xã hội nổi tiếng này. Đối với một số người, những video 60 giây của Tiktok đã thay đổi hoàn toàn công việc của họ.
Madison Sutton, một đại lý cho thuê bất động sản tại thành phố New York, Mỹ, chỉ có 5.000 người theo dõi TikTok vào tháng 10/2020, khi cô quyết định bắt đầu sử dụng ứng dụng này một cách nghiêm túc hơn. Hiện nay, nhà môi giới này có hơn 90.000 người theo dõi và các giao dịch có nguồn gốc từ tài khoản TikTok chiếm toàn bộ công việc kinh doanh của cô.
Ngoài các video tour sản phẩm bất động sản, các nhà môi giới Tiktoker còn cung cấp những thông tin về khu dân cư, về thành phố, thời trang và cả bí quyết tìm nhà
Cô Sutton chỉ là một trong nhiều ví dụ của nhà môi giới bất động sản thành công trên Tiktok, chính nhờ tính cá nhân hoá của nền tảng Tik Tok. Về nội dung, các nhà môi giới không chỉ đăng tải thông tin về sản phẩm bất động sản, mà còn cả những nội dung về khu dân cư, về thành phố, thời trang và cả bí quyết tìm nhà. Những video của họ vừa là những tour giới thiệu nhà, vừa là những cuộc trò chuyện với khán giả. Tất cả đều có chủ ý: nhà môi giới muốn tạo sự kết nối với người xem, còn người mua cảm thấy họ thực sự biết nhà môi giới của mình là người thế nào, khiến cho quá trình giao dịch thoải mái, dễ chịu hơn.
Môi giới bất động sản tại Việt Nam cũng có các kênh Tik Tok được đông đảo người quan tâm bất động sản theo dõi.
Về thuật toán, cách vận hành của Tik Tok là điểm mạnh để các nhà đầu tư và đại lý tiếp cận chính xác tập khách hàng quan tâm đến bất động sản. Tik Tok cho phép các video tự động hiển thị theo sở thích của người dùng. Do vậy, một khi khách hàng đã quan tâm đến những video về bất động sản, Tiktok sẽ tự hiện ra những video về chủ đề này trong những lần tới. Điều này cho phép các đại lý bất động sản tiếp cận đối tượng khách hàng tiềm năng, những người có thể sẽ không nhìn thấy thông tin về dự án bất động sản của đại lý trên các nền tảng khác.
Tại Việt Nam, các môi giới bất động sản cũng như các chủ đầu tư chưa đẩy mạnh việc truyền thông về dự án thông qua kênh Tik Tok. Nhiều nhà môi giới đã có những kênh Tik Tok về chủ đề bất động sản nổi bật như “Trần Minh BĐS”, “Thông Tin Bất Động Sản”, hay “Amy.LuxLiving”, hiện đều có trên 50.000 lượt theo dõi. Những kênh Tik Tok này phần lớn tập trung trao đổi kiến thức thị trường, kiến thức nghề môi giới bất động sản, chưa triển khai nhiều nội dung tương tác dành cho khán giả, do đó lượng tương tác chưa đều đặn.
Với tiềm năng của nền tảng Tik Tok trong tương lai, chắc chắn sẽ có nhiều tài khoản tiếp thị bất động sản đa dạng tuyến nội dung hơn, là cơ hội để các chủ đầu tư tiếp cận với khách hàng tiềm năng trên một nền tảng mới.
5. Kết luận
Có thể thấy, trong bối cảnh thị trường bất động sản đang chịu những tác động không hề nhỏ của dịch bệnh Covid-19, các hình thức thúc đẩy bán online là giải pháp tối ưu nhất, góp phần thúc đẩy sự phát triển của thị trường, đồng thời tối ưu về thời gian và chi phí cho cả khách hàng, chủ đầu tư và nhà môi giới.
Nguồn: Tổng hợp
Nhận xét
Đăng nhận xét